Tổng hợp các loại cây thủy sinh được ưa chuộng nhất
Trong quá trình tiến hóa chung của sinh giới, các sinh vật đều có hướng chuyển từ nước lên cạn. Tuy nhiên, cũng có một số loài lại có những biến đổi để thích nghi trở lại môi trường nước (không kể đến những sinh vật bậc thấp mang các đặc điểm còn nguyên thủy thích nghi với môi trường nước từ trước), những sinh vật này được gọi là thủy sinh vật, gồm động vật thủy sinh và thực vật thủy sinh.
Cũng giống như thực vật trên cạn, thực vật thủy sinh cũng có khả năng quang hợp, cần những nguyên liệu cho quá trình quang hợp và tùy thuộc vào sự thích nghi khác nhau theo chiều sâu của mực nước, thực vật thủy sinh được chia làm 4 nhóm chính: thực vật chìm trong nước, thực vật mép bờ, thực vật trôi nổi và thực vật sống lơ lững trong nước có rễ và thân chìm trong nước.
1/ Nhóm thực vật chìm trong nước
Thực vật sống chìm sinh trưởng và phát triển hoàn toàn dưới nước trong suốt vòng đời của chúng. Cung cấp oxi hòa tan trong nước, bộ lá của nó tỏa ra các bọt khí oxy và rễ hấp thu dinh dưỡng bị thải ra trong nước giúp giữ cho nước sạch sẽ.
Rong la lan nước (Hygrophila diformis)
Rong đuôi chồn (Hydrilla verticillata)
Cỏ nhật (Blyxa Japonica)
Lưỡi mác (Echinodorus cordifolius)
Hầu hết các loài thực vật sống chìm có rễ bám vào lớp bùn dưới đáy, tuy nhiên có một số loài không có rễ và trôi nổi tự do.
Rong đuôi chồn
2/ Nhóm thực vật trôi nổi
Giúp che phủ bề mặt nước, rễ của chúng rũ xuống lơ lửng dưới mặt nước và là nơi cho một số côn trùng dưới nước ẩn nấp. Thực vật trôi nổi mọc lan nhanh nên cần điều khiển và chăm sóc kỹ.
Ấu nước (Trapa natans)
Bèo cái (Pistia stratiotes)
Lục bình (Eichhornia crassipes)
3/ Nhóm thực vật mép bờ:
Có rễ chìm dưới nước, lá và hoa ở trên bề mặt, thường được trồng ở mép gần bờ hồ nơi nước nông. Thực vật mép bờ giúp che chắn gió, mưa và cung cấp môi trường sống cho các loài côn trùng và các bụi rậm cho cá và ếch. Trong bối cảnh là một hồ nước dạng hình học kiến trúc, thực vật mép bờ làm mờ ảo và làm đẹp ranh giới giữ cạnh hồ và mặt nước. Thực vật mép bờ phát triển ở xung quanh mép gờ của hồ trong độ sâu trung bình từ 50 – 250 mm. Khi xây dựng hồ thì phải chia thành nhiều bậc hoặc tạo độ dốc có chiều rộng đủ để trồng cây.
Thủy trúc (Cyperus alternifolius) Bách thủy tiên (Echinodorus cordifolius)
Cỏ bạc đầu (Kyllinga polycephala)
Ngoài ra còn một số loại cây khác như: Cỏ Đuôi phượng (Leptochloa fusca), Sậy nước (Phragmites vallatoria), Cỏ Chát (Fimbristylis miliacea),...
4/ Thực vật có rễ và thân chìm sâu trong nước
Rễ và thân chìm sâu trong nước, lá và hoa nổi trên mặt nước, giúp giữ cho nước trong, sạch và cung cấp nơi trú ngụ cho cá, côn trùng. Sống ở độ sâu từ 350 – 900 mm và không nên chiếm quá nửa bề mặt của nước. Rễ của chúng mọc ở dưới đáy hồ sẽ làm sạch những chất dinh dưỡng và chất thải vượt qua giới hạn. Những chiếc lá cung cấp bóng và ngăn sự phát triển của tảo bằng cách ngăn chặn ánh sáng mặt trời trong khi rễ phân hủy và hấp thu chất dinh dưỡng thải ra.
Súng (Nymphaea sp.) Thủy quỳnh (Hydrocleys nymphoides)
Sen (Nelumbo nucifera)
Ngoài ra, còn có rất nhiều loài cây thủy sinh khác nhưng có nhiều điều không thể thảo luận hết trong một bài. Hy vọng với bài viết mà Greenfield cung cấp sẽ giúp ích cho các bạn. Hen gặp lại các bạn ở những chuyên mục sau!